blog image

Top 10 câu hỏi nhân viên IT nên hỏi trong buổi đánh giá cuối năm

Đánh giá cuối năm là cơ hội để nhân viên nhận được phản hồi có giá trị từ cấp trên trực tiếp về các kỹ năng và khả năng của mình, cũng như những góp ý để thăng tiến trong sự nghiệp.

Tầm quan trọng của buổi đánh giá cuối năm có thể khiến các lập trình viên lo lắng đôi chút. Tuy nhiên, nếu có thể tận dụng buổi đánh giá này để đặt một số câu hỏi phù hợp, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tình hình.

Đánh giá cuối năm là gì?

Đánh giá cuối năm là một cuộc trò chuyện ngắn với người giám sát trực tiếp về hiệu suất làm việc của bạn trong suốt cả năm làm việc, thường được diễn ra vào thời điểm cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 mỗi năm. Bạn sẽ được nghe phân tích về thành tích của mình, và cùng thảo luận với cấp trên trực tiếp xem bạn đã đáp ứng được các mục tiêu và kỳ vọng cần thiết hay chưa, sau đó đặt ra các mục tiêu và kế hoạch mới cho năm tiếp theo.

Đánh giá cuối năm cũng là dịp mà bạn có thể thảo luận và tìm hiểu xem mình có đang được cân nhắc để thăng chức hay tăng lương hay không.

Hiện nay, các công ty IT (bao gồm những công ty toàn cầu như FacebookApple) không giới hạn duy nhất 1 buổi đánh giá cuối năm mà đã mở rộng số lượng buổi đánh giá lên 2 lần mỗi năm (phổ biến nhất là quý II giữa năm và quý IV cuối năm), với mức độ quan trọng ngang nhau. Thậm chí, một số tên tuổi như CiscoIBM, Microsoft …. còn thực hiện đánh giá 3-4 lần mỗi năm.

Mục đích là để đánh giá nhanh chóng, chính xác hơn những nỗ lực của nhân viên và có những chính sách kịp thời đáp ứng nhu cầu nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân viên.

Có thể bạn quan tâm: Top công ty công nghệ tốt nhất Việt Nam mang lại chỉ số hạnh phúc cao nhất cho nhân viên

Vai trò của đánh giá cuối năm

Đánh giá cuối năm là một công cụ không thể thiếu để quản lý và phát triển nhân sự. Kết quả của buổi đánh giá cuối năm rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về tăng lương, thăng chức hoặc chấm dứt hợp đồng theo kế hoạch.

Đọc thêm về 4 bí quyết giúp bạn tăng lương

Đối với các nhân viên IT, đánh giá cuối năm là cơ hội để hiểu thêm về điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm tìm hướng cải thiện công việc. Việc đánh giá thường xuyên có thể giúp giải quyết những sai lầm và hiểu nhầm trong công việc dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa những sai lầm tương tự trong tương lai.

Một tổ chức thực hiện đánh giá nhân viên đúng cách có thể thúc đẩy nhân viên cải thiện công việc của họ và trở thành một phần mạnh mẽ hơn của nhóm, từ đó cống hiến nhiều giá trị nổi bật.

 

danh-gia-cuoi-nam-01

Đánh giá cuối năm là một công cụ không thể thiếu để quản lý nhân sự. Nguồn ảnh: Storyset

Các hình thức đánh giá cuối năm dành cho nhân viên IT

Dưới đây là 4 hình thức đánh giá cuối năm thường được áp dụng, không chỉ dành cho nhân viên IT mà còn cho nhân viên của các phòng ban khác, mà bạn có thể tham khảo:

1. Đánh giá cuối năm với người quản lý

Hình thức đánh giá này là người quản lý trực tiếp đánh giá nhân viên cấp dưới trong nhóm của mình. Đây là hình thức đánh giá cuối năm phổ biến nhất.

2. Tự đánh giá cuối năm

Với hình thức tự đánh giá thì nhân viên IT sẽ tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ. Cụ thể, nhân viên IT sẽ trả lời các câu hỏi trong bản đánh giá do quản lý trực tiếp hoặc phòng nhân sự của công ty thiết kế.

3. Đánh giá cuối năm ngang hàng

Đánh giá ngang hàng là khi các nhân viên IT đánh giá khả năng lẫn nhau. Những đánh giá này thường ẩn danh để khuyến khích sự cởi mở.

4. Đánh giá cuối năm 360 độ

Những đánh giá này là sự kết hợp của nhiều hình thức đánh giá hiệu suất khác nhau, chẳng hạn, kết hợp hình thức tự đánh giá và đánh giá với người quản lý. Cách đánh giá này có thể mang đến cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Các tiêu chí đánh giá cuối năm dành cho nhân viên IT

Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ buổi đánh giá nào là biết được cụ thể các tiêu chí đánh giá. Việc có các tiêu chí rõ ràng giúp người quản lý và công ty loại bỏ sự thiên vị và thực hiện các đánh giá một cách công bằng.

Dưới đây là ví dụ về các tiêu chí có thể xem xét sử dụng trong đánh giá hiệu suất của nhân viên IT:

  • Số dự án đã hoàn thành
  • Khả năng hoàn thiện code theo cấp độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao (cấp độ đơn giản và cần đọc tài liệu, có thể hiệu chỉnh (customize), tối ưu hoá (optimize), có thể phân tích và đào tạo lại cho các bạn khác, v.v)
  • Tốc độ làm việc
  • Test coverage
  • Số lượng bug đã xử lý
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Tính trách nhiệm
  • Khả năng lãnh đạo (không bắt buộc)